Làm Đẹp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nghi lễ cưới hỏi của người miền Trung có gì đặc biệt

Go down

Nghi lễ cưới hỏi của người miền Trung có gì đặc biệt Empty Nghi lễ cưới hỏi của người miền Trung có gì đặc biệt

Bài gửi  tranthu81858 Tue Jan 22, 2019 2:04 pm

Nghi thức lễ cưới miền Trung thường không câu lệ về vật chất nên việc cưới hỏi cũng không tốn kém như các vùng miền khác. Với ảnh hưởng của kinh đô Huế xưa mà những lễ nghi được người dân miền Trung coi trọng hơn. Nhìn vào những nghi thức miền Trung, bạn sẽ thấy sự hòa quyện, giao thoa giữa phong tục người miền Bắc và Nam.
Nghi thức lễ cưới miền Trung đơn giản nhưng chặt chẽ
Xưa kia, phong tục cưới hỏi của người miền Trung gồm 6 bước và diễn ra trong thời gian 6 năm. Nhưng giờ đây, nó đã được giản lược bớt rườm rà để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Nghi thức lễ cưới miền Trung trải qua 3 bước quan trọng đó là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới.
Nghi lễ cưới hỏi của người miền Trung có gì đặc biệt Phong-dam-cuoi-hien-dai-hoa-giay
>>Bạn có muốn tìm hiểu thêm về http://cuoihoitrongoivenus.com/le-hoi-5-trap-rong-phuong/, http://cuoihoitrongoivenus.com/le-hoi-5-trap-truyen-thong/.
1.Lễ dạm ngõ
Đây chính là buổi gặp gỡ đầu tiên chính thức giữa hai bên gia đình. Buổi lễ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những ấn tượng băn đầu tốt đẹp sẽ mở màn cho những nghi thức cưới tiếp theo. Nhà trai cần chuẩn bị lễ tráp được gọi là tráp dạm ngõ để mang tới nhà gái.
2.Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn
Trong lễ ăn hỏi, người miền Trung sẽ chuẩn bị 5 mâm quả. Đó chính là mâm quả trầu cau, mâm rượu thuốc, bánh kem đính hôn, nem chả , lễ tráp hoa quả. Ngoài ra, còn có thêm lễ đen hay còn được gọi là tiền đen.
Ngoài vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu còn phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được nhà gái cho lại đôi vợ chồng. Khi nhà trai ra về, khay quả trống không phải được lật ngửa nắp để cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.
3.Lễ cưới
Trước khi vào nhà gái tổ chức lễ xin dâu, nhà trai sẽ cử một vị đại diện mang theo khay lễ vật để làm lễ xin dâu. Ngoài ra, nhà trai còn cần chuẩn bị một đôi nến hồng để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên.Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống.
Trước kia, mẹ cô dâu sẽ không được phép đi đưa dâu bởi quan niệm tình cảm gắn bó mẹ con giữa mẹ con khi về nhà chồng sẽ xảy ra nước mắt. Điều này là kiêng kị tuyệt đối bởi nước mắt sẽ không mang lại may mắn.
Ngày nay, quan niệm đó đã cởi mở hơn. Khi mẹ cô dâu có thể đưa con gái về nhà chồng trên chiếc xe khác.
>>>Tìm hiểu thêm về dịch vụ http://cuoihoitrongoivenus.com/trap-an-hoi/ trọn gói bao gồm những gì?
Khi hôn lễ được tổ chức tại nhà trai kết thúc,cô dâu chú rể sẽ bưng khay trầu, thuốc được chuẩn bị sẵn đứng tiễn. Khi đó, nhà gái sẽ lấy miếng trầu và điếu thuốc, đồng thời bỏ vào khay những tờ tiền lẻ để mong may mắn. Sau bay ngày diễn ra lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ quay trở lại nhà cô dâu để làm lễ lại mặt. Cũng có những gia đình ở xa thì có thể gộp lễ lại mặt ngay sau lễ cưới.


tranthu81858

Tổng số bài gửi : 68
Registration date : 23/12/2016

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết